1
Bạn cần chúng tôi hỗ trợ gì không ạ?

Câu chuyện bông hồng trong tờ báo cũ - QuangKS

Star InactiveStar InactiveStar InactiveStar InactiveStar Inactive
 

Bông hồng trong tờ báo cũ         My bước vào phòng, mệt mỏi và chán nản, cô đổ người xuống giường. Tức giận, có cảm giác như mình bị xúc phạm, dù chỉ là lớp học thêm thôi nhưng cô cũng không dễ dàng nuốt trôi cục tức này. Lớp tiếng Anh cô đang theo học buổi tối hôm nay có bài tập lớn, mọi người sẽ phân nhóm hai người để cùng tìm hiểu về một chủ đề và thuyết trình, đen đủi thế nào cô bị phân ngay vào nhóm của Lập - một anh trai quê chính gốc 

Sau khi nhận được danh sách phân nhóm, My đã gặp giáo viên để phản đối nhưng bị từ chối thẳng thừng, lý do là tất cả những người khác đã chủ động chọn nhóm cho mình, riêng cô là không tự chọn, còn anh chàng Lập kia hôm nay nghỉ học nên không được phép có ý kiến. Mặc dù được cô giáo an ủi là anh này học khá nhất lớp, khả năng nghe  tuyệt vời nhưng vẫn không làm cô bớt đi sự chán nản.

Lần đầu gặp gỡ (ảnh minh họa) 

      My vẫn nhớ cài lần đầu gặp Lập, đúng là mất hình ảnh quá thể, mang tiếng đi học lớp tiếng Anh cao cấp ở một trung tâm lớn mà vẫn cái tác phong quần bò rách, áo sơ mi tối màu rộng thùng thình không sơ vin, đầu tóc thì bết mồ hôi, đã đi con xe máy ghẻ lại còn chở theo một thùng hàng phía sau, gặp My ở bãi xe, Lập tươi cười chào hỏi :

        -  Chào bạn, hình như mình cùng lớp nhỉ, bạn để xe đấy mình dắt vào giúp cho.

         Không để ý đến lời nói của Lập, My phi thẳng xe vào bên cạnh một chiếc SH đang dựng sẵn, ánh mắt tò mò nhìn cái thùng hàng của Lập, khóe miệng khẽ nhếch lên một chút, một cái cười rất nhẹ. Thấy My nhìn thùng hàng, Lập vội vã phân trần.

        -  Hôm nay mình vừa mang ít hàng nhà mình đi giới thiệu sản phẩm, về muộn quá nên vào đây học luôn, chưa kịp về nhà cất đồ.

My tỏ vẻ không quan tâm, quay lưng đi thẳng, trong bụng nghĩ thầm :”Làm shipper thì nói mịa là đi giao hàng cho rồi, lại còn bày đặt giới thiệu sản phẩm”

          Lần thứ hai gặp nhau là ở một địa điểm khác, hôm đó My theo bố đến một hội chợ thực phẩm, bản thân My thì không thích nấu nướng và cũng không muốn quan tâm đến các loại thực phẩm. Thế nhưng trớ trêu thay, đúng là ghét của nào trời trao của ấy, cô mới được nhận vào làm phóng viên thực tập ở một tòa báo, và mảng My được giao lại chính là ẩm thực cổ truyền, nhưng trong cái rủi lại có cái may, bố cô là giám đốc một công ty thực phẩm chuyên đưa các sản phẩm truyền thống của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài, nhờ thế mà cô mới biết đến cái hội chợ ẩm thực này. Đang ngó nghiêng mấy gian hàng xem có cái gì hay để viết bài thì quay lại đã không thấy bố đâu, lượn tìm một vòng, My thấy bố cô đang chăm chú xem một anh đầu bếp thao thao bất tuyệt về món ăn của anh ta. Cô lại gần, thì ra cũng chỉ là món nem rán thôi mà, có gì đặc biệt đâu, bố cô gắp một miếng đưa lên miệng, ông giơ ngón tay cái lên và tỏ vẻ rất hài lòng, bố My là người khá kỹ tính, ít khi thấy ông khen ai điều gì, thế mà hôm nay lại hào phóng lời khen đến thế, điều này làm My cảm thấy tò mò, cô lại gần định thử xem là cái gì thì bắt gặp ngay ánh mắt người quen. Anh chàng đầu bếp không phải ai xa lạ, mà chính là Lập, cậu bạn ở lớp tiếng Anh, cảm giác có một cái gì đó hơi khó chịu, lại cái anh chàng trông nhếch nhác đó, mặc dù hôm nay đầu tóc anh ta có chút chải chuốt nhưng My vẫn không thể ưa được cái bộ trang phục đầu bếp rộng thùng thình của anh ta, nhưng phải công nhận một điều, món nem rán của anh ta làm đúng là ngon thật.

         Tiếng mẹ gọi dưới nhà, My nhấc mình ra khỏi chiếc giường êm ấm, uể oải bước xuống, vừa tới cầu thang, mùi đồ ăn thơm nức mũi, một mùi thơm quen thuộc, chắc chắn là món nem rán mà cô đã được ăn ở hội chợ, mặc dù không thích anh đầu bếp nhưng cô vẫn không quên được hương vị món ăn này, ngửi thấy mùi đồ ăn ngon, tự nhiên tâm trạng phấn khởi hơn hẳn, cô như một đứa trẻ chạy đến ôm chầm lấy mẹ :

       -  Mẹ làm món gì mà thơm thế.

Mẹ cô vẫn chăm chú vào chảo nem rán, mắng yêu con gái:

        -  Bố cô, bằng tuổi này rồi mà vẫn chưa biết món nào với món nào thì lấy chồng làm sao, nem rán đấy, nhưng lần này kiếm được lá nem ngon nên mùi vị thơm hơn hẳn, nem làng Chều đấy, thấy bố con bảo đang hợp tác với một cơ sở sản xuất lớn để đưa lá nem này xuất ra nước ngoài, chiều nay là lễ ký hợp đồng, nghe có vẻ tiềm năng lắm, hôm nay bố con còn mời cả cậu giám đốc cơ sở về nhà mình ăn cơm cơ mà. Thôi, giúp mẹ sắp bát đĩa ra đi.

          Tất cả đã được sắp đặt một cách hết sức tinh tươm trên bàn để chờ đón khách, có tiếng lách tách mở cổng, giọng bố phấn khởi mời khách vào nhà. Vị khách bước vào nhà, cúi đầu chào mẹ cô rất lễ phép sau đó quay sang chào cô, vừa nhìn thấy khuôn mặt vị khách, My như không tin vào mắt mình, là Lập, anh chàng quê mùa trong con mắt cô đã lột xác hoàn toàn, đầu tóc chải chuốt bóng lộn, quần âu, sơ mi trắng, áo vest lịch lãm đúng phong thái một doanh nhân trẻ, cô có cảm giác mình đang chết đứng trong chính ngôi nhà mình.

Món nem rán làm từ bánh đa nem làng Chều

          Bữa ăn trôi qua trong không khí vui vẻ của bố mẹ My và Lập, còn cô vẫn có cảm giác gì đó ngỡ ngàng và cảm thấy mình có lỗi vì đã vội vàng đánh giá một người qua vẻ bề ngoài. Giúp mẹ rửa bát xong, My và Lập tranh thủ bàn về bài thuyết trình sắp tới, tiện thể một công đôi việc, họ chọn chủ đề là bánh đa nem làng Chều, đằng nào sắp tới thì Lập cũng phải cùng bố My đến các nước để giới thiệu về sản phẩm này, còn My thì cũng vừa nhận được đề tài của tòa soạn yêu cầu cô viết về những đặc sản truyền thống địa phương. Và Lập cũng không quên nói với bố My là để cho anh và cô cùng tham gia thuyết trình trong những lần gặp gỡ các đối tác nước ngoài, điều này thì bố My ủng hộ nhiệt tình.

          Được Lập đưa về nhà để tìm hiểu về quy trình làm bánh đa nem làng Chều, được anh giới thiệu tỉ mỉ từng công đoạn, My thực sự cảm thấy được mở mang rất nhiều, và cô càng nể phục hơn anh bạn cùng lớp tiếng Anh, hơn nhau có 2 tuổi mà anh hơn cô quá nhiều, anh đã có cả một cơ sở sản xuất bánh đa nem lớn với hàng trăm công nhân, dù rất bận rộn nhưng vẫn trực tiếp mang sản phẩm đi giới thiệu với khách hàng, vẫn cố gắng học tiếng Anh chăm chỉ và đặc biệt là khả năng quản lý nhân sự quá ấn tượng.

           Được tiếp cận trực tiếp với làng nghề, được chính giám đốc cơ sở sản xuất giúp đỡ, những bài phóng sự của My được đánh giá rất cao. Lập và My cũng khá ăn ý không chỉ trong bài thuyết trình mà còn cả trong những buổi giới thiệu sản phẩm với những đối tác nước ngoài, công việc của bố cô nhờ thế cũng có những bước phát triển đáng mừng.

          Năm nay, My quyết định sẽ dành cả dịp Tết đi một vòng qua các làng nghề để tìm hiểu và viết bài. Với sự giúp đỡ của người đặc biệt, cô dễ dàng trở thành người nhà của các cơ sở lớn như cá kho Trần Luận, chuối ngự tiến vua, rượu làng Vọc… và được tự do tác nghiệp. Cũng chính nhờ người đặc biệt đó mà bố cô sẵn sàng cho con gái đi chơi cả tháng trời mà không cần lo lắng. My thấy yêu hơn những làng nghề, yêu hơn những món ăn dân tộc và yêu cả những con người đi lên từ nơi đó.

--- QuangKS ---

Cơ sở cá kho Trần Luận:

Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525

Tại Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan , Thanh Xuân , Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến)

Tại Sài Gòn: 184/17 Nguyễn Phúc Chu, P15, Q. Tân Bình , TP HCM (vui lòng gọi trước khi đến)

Facebook: https://www.facebook.com/chodacsanvungmienvietnam